Phá thai có ảnh hưởng gì không, có gây vô sinh không?

Phá thai có ảnh hưởng gì không, phá thai rồi có con được nữa không, hay uống thuốc phá thai có vô sinh không… là những câu hỏi được nhiều chị em thắc mắc, băn khoăn. Phá thai dù là thủ thuật đơn giản, đòi hỏi sự cẩn trọng nhưng cũng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Phá thai là gì?

Phá thai là việc áp dụng những phương pháp can thiệp làm đình chỉ quá trình thai nghén của chị em, đẩy phôi thai ra khỏi tử cung sớm trước thời gian sinh đẻ. Hiện nay, để phá thai an toàn các bác sĩ sử dụng các biện pháp phá thai khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng thai nhi, sức khỏe của thai phụ…

Các phương pháp phá thai hiện nay như: phá thai bằng thuốc, phá thai bằng phương pháp hút thai và phá thai bằng phương pháp nạo – nong thai. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, việc quyết định sử dụng phương pháp nào sẽ do các bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên, thông thường nếu tình trạng sức khỏe của mẹ không mắc các tiền sử bệnh mãn tính, bác sĩ sẽ chỉ định phá thai bằng thuốc với những thai nhi dưới 7 tuần, phương pháp hút thai sẽ áp dụng với những thai từ 6 đến 12 tuần và phương pháp nạo – nong thai với những thai nhi từ 12 đến 16 tuần tuổi.

Sau khi phá thai xong, cho dù là phương pháp nào chị em cũng cần tuân thủ theo sự chỉ định của các bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn, không tự ý thay đổi loại thuốc… để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Phá thai có ảnh hưởng gì không?

Phá thai có ảnh hưởng gì không theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa là có. Cho dù bạn thực hiện theo phương pháp nào cũng có thể gặp những biến chứng, nhưng bạn sẽ hạn chế được những biến chứng này nếu chọn những cơ sở phòng khám uy tín, các bác sĩ chuyên môn tay nghề cao. Một số biến chứng sau khi phá thai như:

Ảnh hưởng sức khỏe

Phá thai có thể gây nên những ảnh hưởng cả về mặt tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh. Những ảnh hưởng về mặt sức khỏe sẽ gây khiến chị em mệt mỏi, khó chịu, sốt thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

  1. Nhiễm trùng

Đây là biến chứng thường gặp nhất sau khi tiến hành phá thai, nhất là khi phá thai ở những địa chỉ không uy tín, dụng cụ không được đảm bảo vô trùng, chị em sau khi phá thai không vệ sinh sạch sẽ…Nhiễm trùng sau khi phá thai gây sốt, viêm tử cung, viêm nhiễm buồng trứng…

  1. Vô sinh

Theo thống kê, có khoảng 20% ca vô sinh bắt nguồn từ việc phá thai. Những trường hợp phá thai bị vô sinh chủ yếu là do chị em tự phá thai tại nhà, phá thai bằng Đông y, phá thai bằng các loại thảo dược không an toàn, phá thai tại các cơ sở không uy tín… gây nên dính buồng tử cung, tắc vòi trứng, thủng tử cung…

  1. Viêm nhiễm vùng chậu

Nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng chậu là do khi phá thai các loại vi khuẩn E. Coli, Staphylococcus aureus, các vi khuẩn yếm khí… tấn công. Khi bị viêm nhiễm vùng chậu chị em sẽ thấy có hiện tượng đau lưng, âm đạo có mùi hôi, đau bụng…  Bệnh nếu không được chữa trị có thể tái phát và gây vô sinh.

  1. Sẹo ở tử cung

Thường biến chứng này xảy ra nhiều khi phá thai bằng phương pháp hút thai, nạo – nong thai. Sẹo ở tử cung là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản sau này, khiến chị em khó thụ thai, nếu có thai khả năng giữ thai cũng thấp.

  1. Dính buồng tử cung

Biến chứng này thường gặp ở những chị em thực hiện phá thai nhiều lần, có 8% chị em bị dính buồng tử cung khi nạo phá thai lần đầu, nhưng 68% bị hiếm muộn thứ phát khi nạo lần thứ 2 trở lên. Dính buồng tử cung là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới vô sinh, hiếm muộn do lớp niêm mạc dày lên để chuẩn bị cho phôi thai tự nhiên nên sẽ rất khó có thai.

Ảnh hưởng đến tâm lý

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, phá thai còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý. Tâm lý chị em không ổn định, luôn ám ảnh về việc đã làm khiến chị em chán ăn, mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực...

  1. Bệnh trầm cảm

Phá thai là việc không mong muốn khi phải cắt đứt sự sống của một mạng người nên nhiều chị em cảm thấy bứt rứt, tội lỗi. Có khoảng 5 – 30% chị em sau khi phá thai xong rơi vào trạng thái trầm cảm. Những triệu chứng trầm cảm sẽ bớt trở nên nghiêm trọng khi việc phá thai không phải có ý muốn của người mẹ.

  1. Rối loạn tâm lý

Nhiều chị em sau khi phá thai xong không nhận được sự thông cảm, ủng hộ của gia đình và xã hội khiến họ bị tổn thương tinh thần, ám ảnh về tâm lý. Theo số liệu tại Tp. HCM có 27,5% trẻ vị thành niên bị suy nhược tinh thần khi phá thai. Đặc biệt là với những trường hợp bị lạm dụng tình dục, thiếu hiểu biết về giới tính suy nghĩ chưa thấu đáo gây nên những áp lực tâm lý nặng nề sau này.

  1. Rối loạn ăn uống

Theo các nhà tâm lý học, việc phá thai sẽ ảnh hưởng rất lớn trung tâm kích thích đồ ăn ở não. Một số trường hợp chán ăn gây sút cân, suy dinh dưỡng, cũng có một số trường hợp thèm ăn vô độ dẫn đến béo phì.

Uống thuốc phá thai có ảnh hưởng gì không?

Ngoài những ảnh hưởng chung như đã nêu trên, sử dụng thuốc phá thai là phương pháp nội khoa, sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, hiện nay thuốc phá thai ở Việt Nam chủ yếu là nhóm thuốc có thành phần progesterone làm ngăn cản sự phát triển của nội mạc tử cung và ngăn trứng làm tổ.

Thuốc phá thai được đánh giá là phương pháp phá thai an toàn nhất hiện nay, tuy nhiên vẫn có những biến chứng với những trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc, tự ý dùng thuốc…

Khi dùng thuốc phá thai chị em có thể sẽ gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố. Thành phần của thuốc phá thai làm thay đổi nội tiết của cơ thể gây rối loạn kéo dài, trứng có thể rụng sớm hơn hoặc muộn hơn, chu kỳ có thể ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường. Nếu rối loạn kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh sản.

Bên cạnh đó thuốc phá thai còn gây nên hiện tượng ra máu, băng huyết do tác dụng phụ của thuốc. Tình trạng ra máu kéo dài nếu không được can thiệp kịp thời có thể khiến chị em bị mất máu, ngất xỉu, mệt mỏi, hôn mê…

Phá thai rồi có con được nữa không?

Phá thai rồi có con được nữa không cũng là thắc mắc của nhiều chị em khi phá thai có thể gây biến chứng vô sinh. Các trường hợp phá thai có thể gây tổn thương đến cổ tử cung hoặc tử cung, nếu không may phá thai mà tử cung bị tổn thương thì bạn cần phải tiến hành chữa lành các tổn thương này.

Tổn thương ở tử cung thường xuất hiện do quá trình phá thai bằng các phương pháp ngoại khoa. Trước khi phá thai bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về nơi mình thực hiện thủ thuật, phương pháp và quá trình thực hiện. Sau khi phá thai nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng.

Nhìn chung việc phá thai sẽ để lại nhiều hậu quả liên quan đến việc sinh sản, biến chứng ở lần mang thai tiếp theo. Phá thai làm tăng nguy cơ bị chảy máu âm đạo trong những lần mang thai tiếp, sinh non, sinh con bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, gặp các vấn đề về nhau thai…

Các biến chứng khi mang thai, nhất là chức năng sinh sản sau này phá thai có ảnh hưởng trực tiếp, nhưng tỉ lệ những người bị ảnh hưởng thường không nhiều. Đa số những người bị ảnh hưởng thường là do chọn các cơ sở không uy tín, tay nghề bác sĩ chuyên môn không tốt, thai phụ không thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ…

Phá thai có ảnh hưởng gì không còn tùy thuộc vào cơ địa của từng thai phụ cũng như nhiều yếu tố khác. Những biến chứng thường sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em thậm chí tính mạng, nên chị em cân nhắc trước khi thực hiện. Tốt nhất bạn nên chọn những cơ sở uy tín hoặc tư vấn các bác sĩ trước khi phá thai.