[ Trường hợp ] phá thai ngoài ý muốn và những lưu ý quan trọng

Phá thai ngoài ý muốn là khi thai phụ bỏ đi giọt máu của mình do gặp phải những vấn đề về sức khỏe, thai nhi bị dị tật bẩm sinh... Mang thai là niềm hạnh phúc của nhiều phụ nữ, vì vậy việc bỏ thai ngoài ý muốn là điều không chị em nào mong muốn và nghĩ tới. Để việc phá thai được đảm bảo, chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản.

Phá thai ngoài ý muốn là gì?

Phá thai ngoài ý muốn là việc chấm dứt quá trình thai nghén trong tử cung của người mang thai. Việc phá thai phải được thực hiện bởi các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa.

Phá thai ngoài ý muốn sẽ được các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng những vấn đề về sức khỏe và phát hiện ra những bất thường ở thai phụ, thai nhi khi mang thai. Các dấu hiệu bất thường này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tính mạng của thai phụ cũng như để lại những hậu quả đáng tiếc khi đứa trẻ sinh ra đời mà không được hoàn chỉnh.

Những trường hợp phá thai ngoài ý muốn

Việc phá thai là việc không ai mong muốn cho dù lý do là gì. Thế nhưng trong một số trường hợp chị em vẫn phải phá thai ngoài ý muốn do những nguyên nhân sau:

1. Do sức khỏe của thai phụ

Sức khỏe của mẹ không đủ để đáp ứng cho việc mang thai, nếu mang thai có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ. Thai phụ có thể mắc các căn bệnh như: suy tim, tim đập nhanh, ung thư, bệnh lao đang tiến triển, aids giai đoạn cuối, Basedow... thì có khả năng sẽ phải bỏ thai ngoài ý muốn

Cũng có một số trường hợp thai phụ bị nghén dữ dội kèm theo các triệu chứng như nôn nhiều, ra máu có thể do bệnh lý chửa trứng, nguy cơ ung thư rau nhai lớn thì có thể sẽ phải bỏ thai.

Thời gian mổ đẻ quá gần nhau các bác sĩ cũng sẽ khuyên bỏ thai tránh trường hợp vỡ tử cung.

Thai phụ mang thai ở độ tuổi quá lớn trên 50 tuổi, phải lao động nặng nhọc nhất là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

Thai phụ gặp phải các vấn đề về tử cung như dị dạng tử cung, tử cung không phát triển được...

Cơ thể thai phụ bị nhiễm các chất độc do môi trường sống hoặc sử dụng các loại thuốc.

2. Do sức khỏe của thai nhi

Thai nhi bị dị tật khuyết tật bẩm sinh các bộ phận như: ống thần kinh, lồng ngực, khớp, gai đôi cột sống, tim, điếc, mù, não... ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này thì cũng cân nhắc thực hiện phá thai dù không muốn.

Thai nhi quá yếu do chấn động mạnh khi thai phụ không may bị tai nạn, trượt ngã, ảnh hưởng tâm lý...

Thai lưu trong tử cung do một nguyên nhân nào đó

Thai ở ngoài tử cung như vòi trứng, cổ tử cung, ổ bụng, buồng trứng...

Thời gian phá thai ngoài ý muốn tốt nhất

Khi phải phá thai ngoài ý muốn, bạn cần được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng và chỉ định thời gian phá thai tốt nhất. Việc phá thai khi phôi thai còn quá bé, thai chưa vào tử cung, túi thai quá nhỏ có thể sẽ khiến thai phụ đối mặt với nguy cơ bị sót thai, sót rau thai...

Trường hợp nếu để thai nhi quá lớn, khoảng từ 13 tuần tuổi trở lên thì thai lúc này đã đầy đủ các tổ chức và bám chắc vào thành tử cung sẽ có nguy cơ bị thủng tử cung, chảy máu tử cung, dị tật tử cung... Lúc này nếu tiến hành phá thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này của chị em.

Việc phá thai khi thai quá lớn cũng khiến chị em bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, dễ rơi vào trầm cảm.

Chính vì vậy, việc xác định thời gian phá thai ngoài ý muốn tốt nhất để hạn chế những biến chứng cho sức khỏe là khi thai đã vào tử cung từ 5 tuần và dưới 12 tuần.

Cách phá thai ngoài ý muốn hiệu quả

Để phá thai ngoài ý muốn, các bác sĩ sẽ phải tiến hành kiểm tra kỹ sức khỏe của thai phụ cũng như sức khỏe của thai nhi kỹ hơn những trường hợp bình thường.

Bạn sẽ phải tiến hành làm các xét nghiệm siêu âm máu, thử nước tiểu, siêu âm, đo huyết áp, điện tim...

Sau khi tiến hành kiểm tra, thăm khám tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi các bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng cách phá thai hợp lý.

Hiện nay, để phá thai các bác sĩ sẽ sử dụng 3 phương pháp chính là phá thai bằng thuốc, phá thai bằng phương pháp hút thai và phá thai bằng phương pháp nạo – nong thai.

Mỗi phương pháp thì sẽ có những ưu và nhược điểm riêng nhưng bỏ thai ngoài ý muốn thường sẽ phải xác định nguyên nhân cũng như thăm khám kỹ hơn nên sẽ cần bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng, đặc biệt là những trường hợp thai ngoài tử cung có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

Lưu ý khi phá thai ngoài ý muốn

Phá thai ngoài ý muốn thường sẽ chỉ định dành cho những trường hợp bắt buộc để bảo vệ sức khỏe của thai phụ. Trong trường hợp bắt buộc phải bỏ thai bạn cũng nên lưu ý:

  • Nên chọn những cơ sở phá thai uy tín, có đội ngũ các bác sĩ chuyên môn tay nghề cao và không nên chọn những phòng khám chui.
  • Sau khi phá thai nên tuân theo những hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia y tế, sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, tái khám đúng lịch
  • Phá thai xong không nên làm việc nặng, theo dõi tình trạng của bản thân, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì khám lại càng sớm càng tốt
  • Tuần đầu sau khi phá thai xong nên chú ý bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tránh sử dụng các loại chất kích thích
  • Không nên quan hệ quá sớm, tốt nhất là nên kiêng quan hệ trong vòng 1 tháng
  • Nếu muốn mang thai thì hãy đợi để sức khỏe hồi phục và tốt nên nên đợi sau 6 tháng trở lên, lưu ý nên chữa dứt điểm tình trạng, nguyên nhân khiến bạn phải bỏ thai trước khi mang thai.

Phá thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn dù ít hay nhiều. Hãy tư vấn bác sĩ và tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến bạn phải bỏ thai ngoài ý muốn. Đặc biệt, cần ổn định tâm lý, chuẩn bị sức khỏe tốt để trước khi mang thai, bạn cũng có thể kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai.