Viêm phụ khoa khi mang thai nguyên nhân và biến chứng không ngờ

Viêm phụ khoa khi mang thai là vấn đề nhức nhối của nhiều chị em. Thông thường có khoảng 20% chị em gặp phải tình trạng này trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Viêm phụ khoa khi mang bầu ngoài gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy có bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao?

Vì sao chị em dễ bị viêm phụ khoa khi mang thai?

Bệnh viêm phụ khoa thường xuất hiện ở nữ giới nhất là những chị em đã lập gia đình, đây là căn bệnh nhạy cảm mà chị em ít nhất đều mắc 1 lần trong đời. Khi bị viêm phụ khoa chị em sẽ thấy ngứa ngáy vùng kín, vùng kín có mùi hôi khó chịu, khí hư ra nhiều gây ẩm ướt, khó chịu…

Viêm phụ khoa khi mang thai cũng rất phổ biến vì khi mang thai chị em rất dễ tăng đột biến Hormone vùng kín sẽ trở nên nhạy cảm hơn và các bệnh nhiễm trùng cũng thường xuất hiện hơn.

Bên cạnh đó, khi mang thai cổ tử cung sẽ có sự mở rộng hơn bình thường và điều này đã tạo điều khiển cho các loại vi khuẩn và mầm bệnh dễ dàng xâm nhập và gây viêm phụ khoa.

Khi mang thai, cơ thể của chị em sẽ tăng lượng estrogen, kích thước thai nhi sẽ chèn ép vào vùng chậu khiến lượng khí hư tiết ra nhiều hơn. Khi khí hư tiết ra nhiều chị em không vệ sinh vùng kín sạch sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn tấn công.

Các loại vi khuẩn gây viêm phụ khoa khi mang thai

Do có sự thay đổi khi mang thai mà chị em bị các loại vi khuẩn tấn công, có rất nhiều các loại vi khuẩn gây viêm phụ khoa khi mang thai. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà các vi khuẩn sẽ không giống nhau.

  1. Nấm Candida

Bình thường nấm Candida vẫn có ở trong âm đạo của chị em phụ nữ và chúng hoàn toàn không có hại khi môi trường cân bằng. Thế nhưng, khi mang thai do có sự tăng giảm nội tiết, độ Ph trong âm đạo cũng không còn được cân bằng nữa nên tạo điều kiện cho loại nấm này sinh sôi và phát triển.

Khi bị nấm Candida tấn công, nếu phát hiện sớm việc điều trị sẽ rất dễ dàng, nhưng nếu để bệnh tái phát nhiều lần sẽ khó điều trị. Không những vậy, khi trẻ sinh ra còn có nguy cơ nấm dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng, viêm da do nấm, nguy hiểm hơn là thai nhi bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non, viêm phổi do nấm, sức đề kháng suy giảm…

  1. Vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)

Vi khuẩn Bacterial Vaginosis thường liên quan chặt chẽ đến các biến chứng nguy hiểm: vỡ màng ối, nhiễm trùng ối, sảy thai khi thai lớn, đối mặt với nguy cơ sinh non, trẻ bị nhẹ cân, mẹ bị viêm màng tử cung…

Nguyên nhân có sự xuất hiện của loại vi khuẩn này là vi khuẩn phát triển một cách quá mức trong thai kỳ, ảnh hưởng của hormone. Khi bị vi khuẩn BV tấn công người bệnh sẽ thấy có triệu chứng khí hư có màu xám, có mùi hôi tanh hơn bình thường.

  1. Lậu cầu khuẩn

Đây cũng là một trong những loại vi khuẩn gây viêm ngứa phụ khoa khi mang thai, có mức độ nguy hiểm cao. Khi bị lậu cầu khuẩn tấn công chị em sẽ thấy có hiện tượng như: tiểu gắt, nước tiểu đục hơn bình thường, có mủ kèm theo, ra nhiêu huyết trắng, có mùi hôi và đau bụng dưới.

Khi bị lậu cầu khuẩn tấn công chị em sẽ thấy có nguy cơ bị sinh non, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, viêm màng ối, vỡ ối…

Viêm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?

Viêm phụ khoa khi mang thai không chỉ gây nên những ảnh hưởng trực tiếp cho mẹ bầu mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, do thai nhi vẫn đang nằm trong bụng mẹ nên rất khó để biết thai nhi bị ảnh hưởng với mức độ nào.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Viêm phụ khoa có thể gây khó chịu cho mẹ bởi những triệu chứng của nó, cơ thể mẹ không đáp ứng đủ dinh dưỡng nuôi em bé, khiến cho mẹ đối mặt với nguy cơ chuyển dạ hoặc sảy thai.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Tùy từng nguyên nhân mà mức độ ảnh hưởng sẽ không giống nhau. Nếu do các bệnh lây qua đường tình dục: viêm gan, HIV, Herpes, giang mai thì nguy cơ thai nhi cũng mắc các căn bệnh này. Nếu nguyên nhân Chlamydia thì có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi.

Trường hợp nếu bệnh lậu có thể gây chuyển dạ hoặc sinh non, thậm chí vi khuẩn lậu bám vào mắt và gây nhiễm trùng mắt và mù mắt. Nếu bị liên cầu nhóm B thì có thể gây tử vong cho thai nhi.

Các triệu chứng viêm phụ khoa khi mang thai

Viêm phụ khoa khi mang thai nói chung hay viêm phụ khoa ở nữ giới đều có những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết. Chị em cần chú ý quan sát kể cả những triệu chứng nhỏ nhất. Mỗi nguyên nhân gây bệnh thì triệu chứng có thể kèm theo khác nhau.

Các triệu chứng điển hình nhất như:

  • Âm đạo bị ngứa ngáy, đau nhức, nóng rát hơn bình thường
  • Vùng da đỏ hơn, môi âm hộ sưng đỏ
  • Dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn bình thường, nó có màu trắng sữa, màu nâu, màu xám, xanh… có thể kèm thêm bọt
  • Âm đạo có mùi hôi khó chịu
  • Quan hệ tình dục thấy đau
  • Âm đạo luôn ẩm ướt
  • Khí hư ra nhiều hơn, có màu trắng đục

Viêm phụ khoa khi mang thai phải làm sao?

Viêm phụ khoa khi mang thai cần phải được chữa trị để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cách chữa trị tốt nhất là thăm khám các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Bà bầu được biệt lưu ý những loại thuốc chữa viêm phụ khoa nhất là trong 3 tháng đầu. Bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc đặt âm đạo mà các bác sĩ kê đơn có sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc điều trị nấm như:  Polymyxin B, Nystatin hoặc Neomycin có tác dụng điều trị tại chỗ và ít gây tác dụng phụ tới sức khỏe của mẹ và bé.

Sau khi điều trị bệnh thành công, bạn cũng có thể sử dụng bột Nystatin hoặc bột sấy khô không chứa tinh bột để ngăn ngừa tái phát.

Việc điều trị viêm phụ khoa ở bà bầu cần được tư vấn và chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh hoặc thay đổi loại thuốc.

Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà

Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà được nhiều chị em tìm kiếm áp dụng vì cho rằng an toàn, không có tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí. Nhiều chị em đã áp dụng chữa viêm phụ khoa khi mang thai bằng lá trầu không, lá trà xanh, lá ổi… Thế nhưng, theo các bác sĩ sản phụ khoa thì cách thức này vẫn chưa được kiểm chứng về độ an toàn nên chị em cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Để chữa trị bất cứ bệnh nào cũng cần phải chú ý vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bạn có thể tham khảo một số những cách chăm sóc, chữa trị viêm phụ khoa tại nhà bằng cách như:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách, không nên thụt rửa âm đạo quá sâu, không nên dùng các loại nước vệ sinh có độ Ph quá cao, khi vệ sinh nên lau rửa từ trước ra sau, vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là trước và sau khi quan hệ

Nên chọn những chiếc quần lót được làm từ những chất liệu thoáng mát, không mặc quần lót ẩm ướt và không mặc chung quần lót

Bổ sung thêm sữa chua trong bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa viêm âm đạo hiệu quả. Hạn chế lượng đường cho cơ thể vì đường làm nấm men phát triển

Sau khi tắm hoặc bơi lội nên lau khô cơ thể, bạn có thể không mặc quần lót khi đi ngủ.

Viêm phụ khoa khi mang thai là vấn đề tế nhị, nhưng nguy hiểm đến sức khỏe không chỉ của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi do đó chị em cần hết sức lưu ý thăm khám và chữa trị sớm. Nếu muốn tư vấn kỹ hơn về tình trạng của mình có thể liên hệ đến số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.